Mỗi dạng ngoại tâm thu có mức độ nguy hiểm khác nhau. Vậy điều trị ngoại tâm thu thế nào cho hiệu quả, khi nào cần dùng thuốc, khi nào đốt điện, lối sống ra sao để giảm bệnh?

Để giải đáp cho quý vị tất cả những thắc mắc này, chúng tôi đã mời đến chương trình Bác sĩ Lê Đức Việt - Khoa nội tim mạch BV Xanh Pôn. Bác sĩ sẽ giúp quý vị giải đáp các câu hỏi trên trong bài viết dưới đây!

ngoại tâm thu

Bác sĩ Việt cùng MC Kim Chi trong buổi tư vấn về bệnh ngoại tâm thu

Ngoại tâm thu là gì?

Bình thường trái tim có 4 buồng, 2 buồng phía trên được gọi là tâm nhĩ, còn 2 buồng phía dưới được gọi là tâm thất. Trong đó nút xoang ở tâm nhĩ sẽ chịu trách nhiệm tạo ra và truyền các tín hiệu đến tâm thất nhằm báo hiệu cho tâm thất co thắt lại và đẩy máu từ tim đi đến toàn cơ thể. Đây được coi là “máy phát nhịp của cơ thể” giúp tim đập đều đặn trong ngưỡng 60 - 80 nhịp/phút.

Ngoại tâm thu là một trong số những dạng rối loạn nhịp tim thường gặp. Ở người bệnh ngoại tâm thu, sẽ có các nhịp đến sớm bất thường ngoài tầm kiểm soát của nút xoang. Điều này khiến người bệnh có cảm giác tim hẫng bụt, bỏ nhip hoặc ngừng đập 1 chút.

Ngoại tâm thu có thể là một rối loạn nhịp sinh lý và không gây nguy hiểm ở những người khỏe mạnh, không mắc các bệnh tim mạch tiềm ẩn. Ngược lại, bệnh có thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống và tăng nguy cơ gặp các biến chứng trên tim mạch.

Dựa vào vị trí xuất hiện, bệnh ngoại tâm thu được chia làm 2 nhóm chính:

  • Ngoại tâm thu nhĩ (ngoại tâm thu trên thất).

  • Ngoại tâm thu thất.

Trong đó ngoại tâm thu thất thường phổ biến hơn ngoại tâm thu nhĩ. 

Ngoại tâm thu có nguy hiểm không?

Để trả lời bệnh ngoại tâm thu có nguy hiểm không? còn tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau. Đối với những người có sức khỏe tốt, trẻ tuổi, không mắc bệnh tim mạch thì ngoại tâm thu đa phần là sinh lý, không nguy hiểm. Ở trường hợp này, người bệnh chỉ cần cải thiện một số thói quen sinh hoạt là bệnh sẽ cải thiện: 

  • Không dùng đồ uống có cồn và chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. 

  • Xây dựng lối sống lành mạnh và cân bằng.

  • Tập thói quen ngủ sớm.

  • Giảm thiểu căng thẳng trong cuộc sống và công việc hằng ngày. 

  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. 

  • Tránh làm việc và học tập quá sức. 

Trường hợp ngoại tâm thu xuất hiện trên nền bệnh tim mạch, ngoại tâm thu dày nhịp đôi, nhịp 3, tần suất xuất hiện thường xuyên và có các triệu chứng như hụt hơi, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực thì sẽ nguy hiểm hơn. Người bệnh cần được thăm khám và điều trị sớm bởi nếu để lâu dài thì có thể dẫn đến các rối loạn nhịp tim nguy hiểm như xoắn đỉnh, rung thất hoặc khiến trái tim phải tăng co bóp và dẫn đến tình trạng suy tim. Các bệnh nhân này cần được điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa, sử dụng thuốc đều đặn và thay đổi lối sống tích cực hơn. Loại thuốc dùng để trị ngoại tâm thu trường hợp này vừa điều chỉnh được ngoại tâm thu vừa điều trị được bệnh nền.

Tìm hiểu thêm: 

  • Rối loạn nhịp tim: Nguyên nhân và điều trị bệnh hiệu quả

  • Nhịp tim bình thường là bao nhiêu? Cách duy trì nhịp tim ổn định

Bác sĩ trả lời: "Ngoại tâm thu có nguy hiểm không? Dạng nào nguy hiểm nhất?"

Triệu chứng của bệnh ngoại tâm thu

Ngoại tâm thu có thể xuất hiện mà không có triệu chứng rõ ràng, người bệnh chỉ tình cờ phát hiện khi đi định kỳ hoặc khám một bệnh lý khác. Khi cơn ngoại tâm thu xuất hiện dày đặc hơn hoặc người bệnh có bệnh nền tim mạch,  thì sẽ xuất hiện các triệu chứng như: 

  • Hụt hẫng trong lồng ngực như kiểu bước hụt, cảm giác tim ngừng đập 1 chút hoặc bỏ qua 1 vài nhịp.

  • Hồi hộp đánh trống ngực, khó thở, tim đập mạnh và nhịp tim nhanh. 

  • Cảm giác nghẹn ở cổ, đôi khi kèm theo đau ở ngực. 

  • Chóng mặt, bị hụt hơi. 

  • Ngất xỉu. 

  • Thể lực bị giảm, không thể hoạt động nhiều. 

  • Khi bắt mạch thấy bị loạn nhịp.  

Triệu chứng của bệnh ngoại tâm thu

Triệu chứng của bệnh ngoại tâm thu

Nguyên nhân gây nên bệnh ngoại tâm thu

Nguyên nhân gây ngoại tâm thu rất đa dạng.. Nếu là ngoại tâm thu trên thất thì nguyên nhân hầu hết là do tác động bên ngoài như thiếu ngủ, căng thẳng, sử dụng nhiều cà phê, thuốc lá, … Trong khi đó, ngoại tâm thu thất thường là hậu quả của các bệnh tim mạch gây nên: 

  • Bệnh nhiễm khuẩn: thường gặp nhất là thấp tim, sau đó là thương hàn, bạch cầu, … 

  • Bị nhiễm độc: thường là do sử dụng các loại thuốc chống loạn nhịp như chẹn beta giao cảm, digital, quinidine, procainamide, reserpine/ 

  • Rối loạn điện giải: kali máu không ổn định, magnesi máu, calci máu, … 

  • Các bệnh toàn thân như cường giáp, tiểu đường, dị ứng. 

  • Các bệnh cơ tim: nhồi máu cơ tim, thoái hoá tim, bệnh lao, ung thư.

  • Bệnh tim bẩm sinh: thông liên thất, tứ chứng Fallot, còn ống động mạch. 

  • Rối loạn thần kinh thực vật. 

  • Các nguyên nhân khác như: di truyền, hậu phẫu thuật. 

Một số trường hợp, ngoại tâm thu có thể xảy ra không rõ nguyên nhân.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh ngoại tâm thu

Nguyên nhân dẫn đến bệnh ngoại tâm thu

Phương pháp chẩn đoán bệnh ngoại tâm thu 

Bệnh ngoại tâm thu có thể được phát hiện và chẩn đoán sơ bộ nếu chúng xuất hiện theo quy luật bằng việc kiểm tra một số hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, đối với trường hợp nhịp ngoại tâm thu của người bệnh xuất hiện không thường xuyên, huyết áp ổn định thì chúng ta nên thực hiện thêm một số xét nghiệm để có thể chẩn đoán chính xác như:

  • Siêu âm tim: xét nghiệm này giúp cung cấp những thông tin chi tiết bằng cách sử dụng sóng âm để cho ra hình ảnh điện tim.

  • Đo điện tâm đồ (ECG): quan sát hoạt động điện tim của người bệnh khi nghỉ ngơi.

  • Chụp động mạch: thực hiện kiểm tra lượng máu qua động mạch vành tim bằng cách sử dụng chất phản quang và chụp Xquang.

  • Sử dụng thiết bị Holter monitor để theo dõi điện tim: Bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị có khả năng ghi lại hoạt động của điện tim liên tục trong 24h khi người bệnh hoạt động bình thường trong ngày. 

Phương pháp chẩn đoán bệnh ngoại tâm thu

Phương pháp chẩn đoán bệnh ngoại tâm thu

Phương pháp điều trị ngoại tâm thu 

Thực ra mà nói, điều trị ngoại tâm thu đầu tiên phải dùng thuốc trước. Nếu dùng thuốc rồi vẫn không xóa được hết ngoại tâm thu, vẫn còn số lượng nhiều, vẫn gây ra triệu chứng thì người ta mới bắt đầu tiến hành can thiệp cho bệnh nhân. Còn sử dụng thuốc là phải theo chỉ định của bác sĩ rồi, có những nhóm thuốc để giảm ngoại tâm thu, ví dụ nhóm chẹn beta giao cảm thuộc nhóm 2:

  • Nhóm Amiodaron

  • Biệt dược Cordarone thuộc nhóm số 3.

thuốc Nhóm Amiodaron

Nhóm thuốc Amiodaron: Cordarone

Xem thêm:

  • Tim đập nhanh là gì? Điều trị nhịp tim nhanh hiệu quả

  • Nhịp tim chậm có nguy hiểm không? Nên làm gì để cải thiện

Phòng ngừa bệnh ngoại tâm thu hiệu quả 

Nếu xét trên thực tế thì không có một biện pháp nào có thể phòng tránh hoàn toàn bệnh ngoại tâm thu. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể giảm thiểu các biến chứng và tác hại do ngoại tâm thu gây ra với một số biện pháp phòng ngừa như:

  • Gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực và duy trì trạng thái lạc quan, thoải mái

  • Xây dựng một lối sống lành mạnh

  • Tập trung điều trị những bệnh lý nền, đặc biệt là những bệnh liên quan đến hệ tim mạch.

  • Tránh tình trạng thay đổi cảm xúc đột ngột như nóng giận, cáu gắt, bực tức…

  • Bổ sung nhiều dưỡng chất, rau xanh, hoa quả và xây dựng chế độ ăn hợp lý.

  • Tránh các loại thực phẩm có hại cho hệ tim mạch, đặc biệt là thực phẩm giàu mỡ động vật.

  • Không nên hoạt động, làm việc và học tập quá sức, nên có chế độ, thời gian nghỉ ngơi phù hợp.

  • Đều đặn và kiên trì tập thể dục thể thao.

  • Hạn chế sử dụng những sản phẩm chứa chất kích thích và gây hại cho hệ tim mạch như cà phê, thuốc lá, rượu bia, thức uống chứa cồn.

Hy vọng qua những chia sẻ của bác sỹ Lê Đức Việt trong bài viết trên, bạn đã hiểu rõ hơn về ngoại tâm thu và biết cách kiểm soát tốt căn bệnh này. Nếu còn băn khoăn cần giải đáp về ngoại tâm thu, bạn đừng ngần ngại để lại bình luận hoặc gọi đến tổng đài 0981 238 219 để được tư vấn.

Dưới đây là tài liệu cụ thể tất cả các thông tin về bệnh ngoại tâm thu mà bạn có thể tham khảo để biết thêm những thông tin chuyên sâu hơn: