Cảm giác tim đập nhanh khi ngủ có thể khiến bạn thấp thỏm lo sợ mỗi khi đặt lưng xuống giường. Liệu đây có phải là dấu hiệu của bệnh tim?

tim đập nhanh khi ngủ

Tình trạng tim đập nhanh khi ngủ

Tim đập nhanh khi ngủ có phải là bệnh?

Ts. Bs Phạm Như Hùng (Tổng thư ký hội tim mạch can thiệp, chuyên gia về điện sinh lý học và tạo nhịp tim) cho biết: “Ban đêm tĩnh lặng nên khi nằm ngủ, người bệnh dễ cảm nhận triệu chứng tim đập nhanh hơn. Đồng thời nhiều dạng rối loạn nhịp tim lại xảy ra về đêm như các cơn rung nhĩ cũng khiến người bệnh thấy tim đập nhanh khi ngủ”.

Xem thêm:

Nguyên nhân khiến tim đập nhanh khi ngủ

Theo bác sĩ Như Hùng, phần lớn những người có nhịp tim nhanh vào ban đêm cũng sẽ gặp triệu chứng này vào ban ngày vì mắc phải một bệnh lý. Tuy nhiên, tình trạng tim đập mạnh khi ngủ cũng có thể nhất thời do tác động của một số yếu tố khác.

Tim đập nhanh khi ngủ nguyên nhân không phải do bệnh lý

Bạn có thể gặp trạng thái tim đập nhanh khi ngủ do các yếu tố sau đây.

  • Tâm lý bất ổn: Tâm lý là một trong những yếu tố phổ biến nhất khiến tim đập nhanh. Đây là dấu hiệu bạn có thể gặp khi bị stress, rối loạn lo âu...

  • Hoạt động thể chất: Khi thể chất hoạt động quá nhiều hoặc tập thể dục nặng vào ban đêm thì tim có thể đập mạnh hơn khi ngủ.

  • Chất kích thích: Thói quen sử dụng chất kích thích (cà phê, rượu bia, thuốc lá...) cũng có thể gây ra tim đập nhanh vào ban đêm.

  • Thực phẩm hàng ngày: Chế độ ăn uống nhiều tinh bột, đường và chất béo có thể khiến trái tim đập nhanh hơn. 

  • Thuốc điều trị: Tim đập nhanh còn có thể là tác dụng phụ khi bạn dùng các thuốc điều trị cảm lạnh, tuyến giáp, hen suyễn... Một số thuốc điều trị ngạt mũi, sổ mũi có chứa epinephrine, pseudoephedrine hoặc phenylephrine làm tăng nhịp tim.

  • Chứng ngưng thở khi ngủ: Chứng ngưng thở khi ngủ xảy ra khi một người liên tục ngừng thở trong đêm. Những lần ngừng thở đột ngột này có thể làm giảm nồng độ oxy và gây căng thẳng khiến tim đập nhanh khi ngủ.

  • Hạ đường huyết: Khi người bệnh bị hạ đường huyết lúc ngủ, nhịp tim sẽ đập nhanh do kích hoạt giải phóng epinephrine trong cơ thể. Epinephrine là một hormone có liên quan đến phản ứng “chiến đấu hay bỏ chạy” lúc bạn căng thẳng hoặc lo lắng.

  •  Ngoài ra, tim đập mạnh khi nằm ngủ cũng có thể do thay đổi hormone trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai, mãn kinh hay tiền mãn kinh.

nhịp tim nhanh khi ngủ

Ngủ dậy tim đập mạnh, đập nhanh có thể do bệnh tim mạch gây nên

 Tim đập nhanh khi ngủ nguyên nhân do các bệnh lý

Mặc dù bệnh tim mạch là nguyên nhân chính gây tim đập nhanh khi nằm ngủ, song triệu chứng này cũng có thể do một số bệnh lý khác như rối loạn thần kinh tim, huyết áp thấp, cường giáp...

  • Rối loạn thần kinh tim: Chứng này còn được gọi là rối loạn thần kinh thực vật có thể gây các triệu chứng tim đập nhanh, hồi hộp như một bệnh tim thực sự. Tuy nhiên, người bệnh lại không hề có tổn thương thực thể tại tim khi đi khám.

  • Huyết áp thấp: Khi huyết áp thấp, lực tác động bơm máu sẽ bị giảm khiến máu, oxy và chất dinh dưỡng đưa đến nuôi cơ thể cũng sẽ giảm. Khi đó, tim bắt buộc phải làm việc hết công suất, nhịp tim đập nhanh hơn bình thường để có thể vận chuyển đủ máu đi nuôi cơ thể.

  • Bệnh cường giáp: Những dấu hiệu điển hình của cường giáp là giảm cân đột ngột, ra mồ hôi, căng thẳng, nhịp tim nhanh hoặc không đều... Tình trạng của các triệu chứng này tăng dần nên nhiều trường hợp dẫn đến biến chứng, nguy hiểm nhất là biến chứng về tim mạch.

  • Trào ngược dạ dày: Nguyên nhân trực tiếp gây tim đập nhanh không chắc là do bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) hay trào ngược axit. Tuy nhiên, trào ngược axit có cùng một số tác nhân tương tự với tim đập nhanh và cũng có thể gián tiếp gây ra chứng này.

  • Bệnh tim mạch: Tim đập mạnh khi nằm ngủ có thể do các chứng rối loạn nhịp tim như rung nhĩ, loạn nhịp trên thất, nhịp nhanh thất… Ngoài ra, đây còn là dấu hiệu của một số bệnh tim khác như động mạch vành, bệnh van tim, bệnh cơ tim, suy tim, nhồi máu cơ tim…

 Khi mắc chứng tim đập nhanh, nhiều người bệnh dùng thuốc điều trị nhưng vẫn không thuyên giảm. Đặc biệt, người có tim đập nhanh không rõ nguyên nhân lại càng hoang mang vì chẳng biết mình đang mắc bệnh gì.

Tim đập mạnh khi nằm ngủ

Bạn nên đi khám nếu tình trạng tim đập nhanh diễn ra kéo dài

Bác sĩ tư vấn: Đánh trống ngực tim đập nhanh khi ngủ phải làm gì?

 Cách giảm nhịp tim đập nhanh khi ngủ không dùng thuốc

Cho dù nguyên nhân khiến tim đập nhanh khi nằm ngủ là gì, bạn vẫn nên tìm cách giảm thiểu triệu chứng này càng sớm càng tốt. Sau đây là một số cách giúp bạn ổn định nhịp tim không dùng thuốc để tránh những tác dụng phụ ngoài ý muốn.

 Điều chỉnh lối sống lành mạnh

Lối sống là một trong những nguyên nhân gây ra chứng tim đập nhanh khi ngủ. Để điều chỉnh lối sống lành mạnh, bạn nên lưu ý những điều sau đây.

  • Ăn uống: Bạn nên ăn nhiều rau củ quả tươi để bổ sung chất xơ và vitamin, đồng thời hạn chế đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ. Đừng quên uống đủ nước để giúp thanh lọc cơ thể.

  • Tập luyện: Để tăng cường sức khỏe cho tim, bạn có thể lựa chọn các hoạt động tập luyện thể chất như đi bộ nhanh, chạy bộ, bơi lội, đạp xe, yoga…

  • Nghỉ ngơi: Bạn cần tập thói quen đi ngủ đúng giờ, tránh ngủ trưa sau 2h chiều hay thức quá 11h đêm. Bất cứ khi nào thấy mệt mỏi, bạn hãy cho phép bản thân thư giãn.

  •  Bạn cần hạn chế uống cà phê và rượu bia, nhất là vào buổi tối. Tốt nhất bạn nên bỏ thuốc lá và tránh xa môi trường có khói thuốc.

cách giảm nhịp tim nhanh khi ngủ

Tình trạng tim đập nhanh có thể được cải thiện qua chế độ ăn uống

Cải thiện sức khỏe tâm lý

Đối với người mắc bệnh tim, tâm lý có thể là yếu tố tác nhân gây ra các triệu chứng bất thường. Ngay cả người không có bệnh lý cũng có lúc tim đập nhanh khi ngủ vì đang trong tình trạng stress hoặc lo âu.

 Bạn có thể cải thiện sức khỏe tâm lý bằng cách thực hiện các lời khuyên sau đây:

  • Hít thở sâu hoặc ngồi thiền mỗi khi bị căng thẳng

  • Không mang việc về nhà hay làm việc gần giờ đi ngủ

  • Tâm sự với bạn bè và người thân khi gặp vấn đề khó khăn

  • Suy nghĩ đơn giản hóa mọi chuyện để tìm ra cách giải quyết

  • Tập thói quen viết nhật ký để giải tỏa những ý nghĩ tiêu cực

khắc phục tim đập nhanh khi ngủ

Tránh lo lắng căng thẳng, giữ tâm lý ổn định sẽ giúp bạn kiểm soát tốt nhịp tim

Bổ sung thảo dược tốt cho tim

Nghiên cứu cho thấy hoạt chất Matrine trong Khổ Sâm có tác dụng ức chế trực tiếp trên cơ tim, kéo dài thời gian dẫn truyền, thư giãn mạch máu và giảm tính kích thích cơ tim. Nhờ đó, thảo dược này có thể giúp giảm tình trạng tim đập nhanh ở người hay bị stress. Đặc biệt, rễ Khổ Sâm chứa Oxymatrine giúp giảm tần suất và mức độ của cơn tim đập nhanh khi ngủ.

Một số thảo dược khác cũng tốt cho tim như Đan Sâm, Hoàng Đằng, Natto có tác dụng hoạt huyết, giúp máu lưu thông tốt hơn. Nhờ đó, các thảo dược này sẽ giúp giảm mệt mỏi, khó thở do tim đập nhanh nhưng bơm máu không hiệu quả.

Khổ sâm với các thảo dược quý này tạo nên thực phẩm chức năng chuyên biệt hỗ trợ ổn định nhịp tim cho người bị chứng tim đập nhanh.

Từ ngày dùng thêm sản phẩm hỗ trợ này, ông T (Hà Nội) đã có thể ổn định nhịp tim sau 1 năm chung sống với bệnh rối loạn nhịp tim. Ông chia sẻ: “Có những tối vừa đặt lưng xuống giường, thấy tim đập mạnh hơn 100 nhịp/phút là cả đêm đó tôi không dám ngủ, chỉ sợ tim ngừng đập mà mình không biết”.

Từ khi biết đến sản phẩm Ninh Tâm Vương có nguồn gốc từ thảo dược Khổ sâm đã được nghiên cứu có hiệu quả với bệnh rối loạn nhịp tim, ông mua liền 10 hộp về uống 4 viên/ngày

 “Hiện tại tôi đã uống được 11 hộp rồi và mới mua thêm 10 hộp nữa. Tôi uống cả thuốc Tây nữa nhưng hết thuốc Tây thì tôi chỉ dùng một mình sản phẩm. Tôi thấy người rất thoải mái, làm việc bình thường. Đặc biệt, tôi không còn bị rối loạn nhịp tim, hồi hộp nữa mà thấy tim đập bình thường, người khỏe ra và cảm thấy vui vẻ, yêu đời hơn”.

Vẫn biết người bệnh khó tránh khỏi phải dùng thuốc để ổn định nhịp tim và giảm thiểu triệu chứng tim đập nhanh khi ngủ, nhưng chỉ dùng thuốc thôi vẫn chưa đủ. Bạn cần kết hợp với cả lối sống lành mạnh, sức khỏe tinh thần và thảo dược giúp ổn định nhịp tim. Nếu bạn phối hợp nhịp nhàng các giải pháp này thì sẽ có giấc ngủ ngon đến sáng!

* Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Tham khảo:

  • Healthline | https://www.healthline.com/health/heart-palpitations-at-night
  • Medical News Today | https://www.medicalnewstoday.com/articles/322924
  • https://www.healthline.com/health/waking-up-with-heart-racing
  • WebMD | https://www.webmd.com/heart-disease/atrial-fibrillation/ss/slideshow-heart-palpitations-causes