Nóng bừng, mất ngủ, đổ mồ hôi đêm và tim đập nhanh, đánh trống ngực là những triệu chứng điển hình của thời kỳ tiền mãn kinh. Vậy tại sao thường tim đập nhanh ở tuổi tiền mãn kinh? Khi nào cần phải đến khám bác sĩ? Và cách nào để cải thiện triệu chứng này? Hãy cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây.

Mối quan hệ giữa thời kỳ tiền mãn kinh và tim đập nhanh

Tiền mãn kinh là thời kỳ trước khi dứt hẳn kinh nguyệt của người phụ nữ. Thời kỳ này thường bắt đầu khi các chị em bước sang tuổi 45 hoặc đến sớm hơn ở người đã cắt buồng trứng.

Trong thời kỳ tiền mãn kinh, lượng hormone Estrogen giảm không chỉ ảnh hưởng đến sinh lý, sắc đẹp của người phụ nữ mà còn ảnh hưởng đến nhịp tim. Thông thường sự thay đổi hormone sẽ khiến tim đập nhanh hơn, dễ bị hồi hộp, trống ngực, khó thở… Đồng thời phụ nữ trong thời kỳ này cũng dễ bị rung tâm nhĩ hơn.

Ngoài vai trò nội tiết tố, hormone Estrogen còn giúp bảo vệ tim mạch, xơ vữa động mạch. Vì vậy khi hormone này giảm sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như xơ vữa mạch máu, huyết áp cao… Đây cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim.

Tim đập nhanh ở tuổi tiền mãn kinh khiến nhiều chị em lo lắng

Bước đến giai đoạn tiền mãn kinh khiến nhiều chị em lo lắng

Các triệu chứng thường gặp khi bị tiền mãn kinh

Thời kỳ tiền mãn kinh là giai đoạn phụ nữ có những thay đổi lớn nhất về sức khỏe tâm lý, sinh lý và cả sắc đẹp.

Về nhịp tim và sức khỏe

Hầu hết phụ nữ tiền mãn kinh đều chia sẻ rằng trong thời kỳ này, họ thường xuyên phải chịu đựng cảm giác đánh trống ngực, tim đập nhanh hơn, mạnh hơn bình thường. Cảm giác tim đập thình thịch thậm chí có thể lan rộng từ ngực tới cổ họng. Đôi khi, họ còn cảm thấy như tim đập bỏ nhịp cùng với nhiều triệu chứng khó chịu khác như:

  • Hay mệt mỏi, hồi hộp, lo lắng
  • Thường xuyên mất ngủ
  • Bốc hỏa, cáu gắt, vã mồ hôi
  • Chóng mặt, ù tai, hoa mắt.

triệu chứng tim đập nhanh ở tuổi tiền mãn kinh

Đánh trống ngực, tim đập nhanh ở tuổi tiền mãn kinh là triệu chứng khiến nhiều chị em phụ nữ lo lắng.

Về sinh lý

Nhiệm vụ chính của Estrogen là hormone sinh lý nữ. Vì vậy khi tiền mãn kinh, lượng estrogen trong cơ thể giảm, chị em sẽ bị:

  • Rối loạn kinh nguyệt, thường là ít kinh hoặc mất kinh
  • Giảm ham muốn tình dục.
  • Khô âm đạo, đau rát khi quan hệ.

Về sắc đẹp

Chị em tiền mãn kinh thường thấy da sạm, rụng tóc, xuất hiện nhiều dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn. Nhiều người sẽ bị tăng cân bất thường. Vòng 1, vòng 3 trở nên nhão xệ, vòng 2 bắt đầu tích mỡ. Những triệu chứng này ảnh hưởng khá lớn đến tâm lý, khiến phụ nữ tiền mãn kinh giảm tự tin, dễ stress và gián tiếp khiến tình trạng loạn nhịp tim xuất hiện dày đặc hơn.

Khi nào tiền mãn kinh cần đi khám tại bệnh viện?

Nếu thỉnh thoảng bạn mới bị đánh trống ngực và chỉ kéo dài vài giây thì không có gì nguy hiểm nhưng nếu có dấu hiệu sau thì bạn cần đi khám tại bệnh viện:

  • Đánh trống ngực, tim đập nhanh bắt đầu xảy ra thường xuyên hơn
  • Kéo dài hơn 1 vài phút
  • Nhịp tim nhanh kèm khó thở, đau ngực, chóng mặt, ngất xỉu

Các triệu chứng loạn nhịp tim, đánh trống ngực, hồi hộp có thể là tạm thời và thường sẽ hết khi kết thúc quá trình mãn kinh. Nhưng không có nghĩa là trái tim của bạn đã yên ổn. Bởi lẽ nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng lên đáng kể kể từ sau thời kỳ này. Bạn vẫn nên đi khám định kỳ 6 tháng 1 lần để bảo vệ sức khỏe của mình.

Tim đập nhanh ở tuổi tiền mãn kinh nên đi khám định kỳ

Đi khám sức khỏe để kiểm soát 6 tháng 1 lần để kiểm soát sức khỏe

Cách ổn định nhịp tim, giảm trống ngực cho phụ nữ tiền mãn kinh

Tình trạng tim đập nhanh, trống ngực, hồi hộp trong thời kỳ tiền mãn kinh sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thế nhưng, đừng quá lo lắng nếu bạn rơi vào trường hợp này. Bởi bạn hoàn toàn có thể ổn định nhịp tim cho mình với những giải pháp sau:

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý

Bạn nên ăn uống khoa học, nạp đầy đủ dinh dưỡng bằng cách bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, ăn nhiều trái cây, uống nhiều nước… Những thực phẩm này cũng sẽ làm tăng nội tiết tố và làm chậm quá trình lão hóa. Ngoài ra, chị em nên hạn chế các loại chất kích thích như cà phê, nước tăng lực, bia,  đồ ăn cay, giảm đường, muối… Bởi chúng có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh gây rối loạn nội tiết tố.

Nếu căng thẳng, lo lắng làm tim bạn đập nhanh hơn thì bạn hãy thử tập hít sâu thở chậm, tập yoga, thiền, mát xa. Đây là những bài tập giúp giảm stress, thư giãn tâm lý, không chỉ tốt cho nhịp tim mà còn tốt cho sức khỏe tổng thể của bạn.

Dùng thuốc theo hướng dẫn

Nếu nhịp tim quá cao bạn có thể được cho thuốc giảm nhịp tim như thuốc chẹn beta, chẹn kênh canxi. Một số chị em phụ nữ dùng liệu pháp thay thế hormon để giảm tình trạng trống ngực, bốc hỏa, khô âm đạo. Tuy nhiên, phương pháp này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và ung thư vú. Vì thế, bác sỹ sẽ thảo luận, cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro trước khi tiến hành.

Sử dụng sản phẩm chứa Khổ sâm để ổn định nhịp tim

Trong những năm gần đây, Khổ Sâm đã được biết đến là một thảo dược tốt cho những người có vấn đề về nhịp tim. Nghiên cứu cho thấy, Khổ sâm giúp ổn định nhịp tim, giảm các triệu chứng hồi hộp, trống ngực, khó thở, mệt mỏi hiệu quả. Nếu bị tim đập nhanh, trống ngực, hồi hộp, khó thở trong thời kỳ mãn kinh, các chị em có thể sử dụng sản phẩm có chứa Khổ sâm để vượt qua thời kỳ tiền mãn kinh một cách dễ dàng hơn.

Xem thêm: Khổ sâm - cây thuốc quý cho người loạn nhịp tim

Sử dụng Khổ sâm hiệu quả trong việc giảm tim đập nhanh ở tuổi tiền mãn kinh

Sử dụng Khổ sâm giúp ổn định nhịp tim, giảm trống ngực, hồi hộp do tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh là “điểm đến” mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng sẽ trải qua. Vì thế hãy chủ động trang bị kiến thức cũng như cách để vượt qua giai đoạn này thông qua thông tin bổ ích phía trên nhé.

Xem thêm:

12 Cách Chữa Trị Tim Đập Nhanh An Toàn & Hiệu Qủa

Tim đập nhanh uống thuốc gì? 5 thuốc trị tim đập nhanh hiệu quả 

Tim đập nhanh khi ngủ: Nguyên nhân và cách cải thiện hiệu quả

Theo nguồn:

  • https://www.everydayhealth.com/atrial-fibrillation/symptoms/eight-signs-of-heart-changes-during-menopause/
  • https://www.oprah.com/omagazine/be-aware-for-perimenopause/all
  • https://www.healthline.com/health/menopause/menopause-and-heart-palpitations#prevention