Nhịp nhanh xoang xảy ra khi nút xoang bị kích thích làm tim đập nhanh bất thường, kèm theo hồi hộp, trống ngực, khó thở. Nhịp nhanh xoang khó chữa nhưng có thể kiểm soát được bằng cách kết hợp nhiều biện pháp.

nhịp nhanh xoang

Nhịp nhanh xoang làm tim đập nhanh trên 100 nhịp/phút do nút xoang hoạt động bất thường

Nhịp nhanh xoang là gì?

Nhịp xoang nhanh là tình trạng nút xoang bị kích thích khiến nhịp tim tăng lên trên 100 lần/ phút kèm theo các triệu chứng bất thường khác như hồi hộp, trống ngực, khó thở, ...

Bình thường nhịp xoang hay còn gọi là nhịp tim, được điều khiển bởi nút xoang (nằm ở thành của tâm nhĩ phải - buồng tim phía trên bên phải). Nút xoang được xem là máy phát nhịp tự nhiên của cơ thể, nó khởi tạo nhịp tim bằng cách phát tín hiệu điện và lan truyền đến hệ thống điện trong cơ tim.

Ở người khỏe mạnh, nhịp xoang bình thường dao động đều đặn trong khoảng 60 - 100 nhịp/phút ở trạng thái nghỉ ngơi. Ngoài ra, trên điện tâm đồ nhịp xoang bình thường sẽ có các đặc điểm như sau:

  • Điện tâm đồ thấy sóng P đứng trước các phức bộ QRST, có nghĩa là xung động di chuyển bình thường từ nút xoang qua tâm nhĩ và xuống tâm thất. 

  • Sóng P dương ở D1, V5, V6 và âm ở aVL.

  • Sóng P cách với QRS một khoảng PQ không hay đổi và có độ dài từ 0,11-0,20s. 

nhịp xoang bình thường

Nhịp xoang bình thường 

Khi nút xoang bị tác động quá nhiều thì sẽ dẫn đến nhịp xoang nhanh. Về lâu dài, tình trạng này sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, choáng váng, đánh trống ngực, thậm chí ngất xỉu.

nhịp xoang nhanh là gì

Điện tâm đồ nhịp nhanh xoang

Lưu ý: Nhịp xoang hay tần số tim cũng chịu tác động từ các yếu tố khác nhau như độ tuổi, bệnh lý, mức độ luyện tập. Ví dụ ở trẻ em, nhịp xoang vẫn được coi là bình thường khi nằm trong khoảng: 

  • Trẻ sơ sinh: 110 - 150 chu kỳ/phút.

  • Trẻ 2 tuổi: 85 - 125 chu kỳ/phút.

  • Trẻ 4 tuổi: 75 - 115 chu kỳ/phút.

  • Trẻ 8 tuổi trở lên: 60 - 100 chu kỳ/phút.

Nguyên nhân gây nhịp xoang nhanh là gì?

Có nhiều nguyên nhân có thể gây nên tình trạng nhip xoang nhanh liên quan đến vấn đề bệnh lý hay sinh lý. Về mặt sinh lý, nhịp xoang nhanh có thể liên quan đến một số yếu tố kích hoạt catecholaminergic như căng thẳng, lo lắng, đau đớn hay vận động mạnh. Các nguyên nhân liên quan đến mặt bệnh lý có thể kể đến như:

Nguyên nhân ở tim

  • Nhịp nhanh trên thất: được chẩn đoán bằng phức bộ QRS hẹp trên điện tâm đồ, là một dạng rối loạn nhịp tim bắt nguồn từ trên tâm thất.

  • Nhịp nhanh thất: được chẩn đoán bằng QRS rộng trên điện tâm đồ, là một dạng rối loạn nhịp tim bắt nguồn từ tâm thất.

  • Xoắn đỉnh: là dạng đặc trưng của nhịp nhanh thất đa hình, nguyên nhân do khoảng QT kéo dài bẩm sinh hoặc mắc phải.

  • Viêm cơ tim: quá trình viêm liên quan đến các tế bào cơ tim, nguyên nhân thường xuất phát do virus.

  • Chèn ép tim: là sự gia tăng áp lực trong khoang màng ngoài tim và thường thể hiện qua các triệu chứng như: căng giãn tĩnh mạch, hạ huyết áp, cảm giảm như tim bị bóp nghẹt…

  • Hội chứng mạch vành cấp: có biểu hiện cảm giác ngực đau thắt, nhồi máu cơ tim không đoạn ST chênh lên (NSTEMI) hay nhồi máu cơ tim đoạn ST  (STEMI). Đây là những triệu chứng bắt đầu xuất hiện sau bệnh tim thiếu máu cục bộ.

Nguyên nhân ở tim dẫn đến bệnh nhịp nhanh xoang

Nguyên nhân ở tim dẫn đến bệnh nhịp nhanh xoang

Một số nguyên nhân bệnh lý khác ngoài tim

  • Hô hấp: thuyên tắc phổi, thiếu oxy.

  • Tiêu hoá/ điện giải/ thận: hạ đường huyết, mất nước, nồng độ kali trong máu tăng, nồng độ magie trong máu giảm, hạ canxi trong máu.

  • Bệnh truyền nhiễm: nhiễm trùng máu.

  • Mạch máu: sốc, tình trạng suy tuần hoàn cấp tính, không cung cấp đủ máu cho các cơ quan dẫn đến thiếu oxy.

  • Huyết học: xuất huyết, thiếu máu.

  • Độc chất học: một số loại thuốc phổ biến có thể gây ra tình trạng nhịp xoang nhanh như: thuốc dị ứng, thuốc kháng cholinergic, Amphetamine, Caffeine, Thuốc chống trầm cảm ba vòng, Cocain, Dopamine…

  • Nội tiết: mang thai, cường giáp, Pheochromocytomas và paragangliomas

Nguyên nhân bệnh lý dẫn đến bệnh nhịp nhanh xoang

Nguyên nhân bệnh lý dẫn đến bệnh nhịp nhanh xoang

Dấu hiệu nhận biết nhịp xoang nhanh 

Ngoài nhịp tim nhanh trên 100 lần/phút thì bệnh nhịp xoang nhanh còn được nhận biết thông qua một số dấu hiệu đi kèm như:

  • Hồi hộp: cảm giác khó chịu, bồi hồi trong lòng ngực.

  • Đánh trống ngực: cảm giác rung trong lồng ngực, tim đập thình thịch như muốn lao ra khỏi lồng ngực.

  • Khó thở: người bệnh cảm thấy ngộp thở, khó khăn khi thở ra hoặc không dám thở ra vì có cảm giác như bị thiếu oxy hoặc bị nhốt trong một không gian kín.

  • Đau tức ngực: khi lượng máu tới cơ tim bị giảm, người bệnh sẽ xuất hiện cảm giác tức, đau nhói ở vùng tim.

  • Mệt mỏi và không có sức lực: Cơ thể yếu ớt, chân tay rã rời, thiếu sức lực, bước đi không vững và có thể dẫn đến ngất xỉu, mất đi ý thức. Trong một số trường hợp, người bệnh còn muốn buồn nôn và da dẻ xanh xao.

  • Choáng váng: tim hoạt động không hiệu quả dẫn đến thiếu máu lên máu, người bệnh có cảm giác xây xẩm mặt mày, choáng váng, thậm chí ngất xỉu. Người bệnh thường nhầm lẫn triệu chứng này của nhịp xoang nhanh với rối loạn tiền đình hoặc tụt huyết áp.

Dấu hiệu nhận biết bệnh nhịp nhanh xoang thường thấy

Dấu hiệu nhận biết bệnh nhịp nhanh xoang thường thấy

Nhịp nhanh xoang có chữa được không?

Nhịp nhanh xoang có chữa được không là thắc mắc của rất nhiều người khi mắc phải căn bệnh này. Thực tế, việc điều trị, chữa khỏi được nhịp xoang nhanh hay không sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh là gì. 

Trường hợp nhịp nhanh xoang có thể chữa khỏi hoàn toàn 

Nhịp nhanh xoang sinh lý là nhịp nhanh xoang do các nguyên nhân như tinh thần căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng quá mức, … ; do sử dụng nhiều chất kích thích như cà phê, thuốc lá, … Ở trường hợp này, bạn cần thay đổi lối sống, lối sinh hoạt, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn và giải tỏa căng thẳng thì nhịp xoang sẽ trở lại bình thường. 

Ngoài ra, nếu người bị nhịp xoang nhanh do các bệnh lý như cường giáp hoặc do dùng thuốc, việc chữa trị dứt điểm bệnh lý và thay đổi loại thuốc uống cũng sẽ giúp người bệnh hết nhịp nhanh xoang. 

Trường hợp nhịp nhanh xoang khó điều trị dứt điểm 

Trường hợp bị nhịp nhanh xoang khi đang mắc các bệnh về tim mạch như huyết áp cao, thiếu máu cơ tim, suy tim, … hoặc không rõ nguyên nhân (được gọi là nhịp nhanh xoang không thích hợp) thì điều trị khá khó khăn và khó chữa vĩnh viễn được. Người bệnh phải kiểm soát toàn bộ các yếu tố nguy cơ từ bên ngoài gây rối loạn chức năng nút xoang. Đặc biệt nếu xuất hiện các triệu chứng sau thì cần liên hệ với bác sĩ điều trị ngay: 

  • Đau tức ngực

  • Hồi hộp, đánh trống ngực

  • Mệt mỏi, khó thở, bồn chồn, lo lắng.

  • Choáng váng, ngất xỉu.

nhịp nhanh xoang có chữa được không

Giữ tâm trạng thoải mái, thư giãn sẽ giúp nhịp xoang được ổn định

Nhịp xoang nhanh có nguy hiểm không?

Nếu nhịp nhanh xoang xảy ra trong thời gian ngắn, là phản ứng sinh lý bình thường khi cơ thể căng thẳng hoặc lo lắng thì không gây nguy hiểm tới sức khỏe.

Nhịp nhanh xoang kéo dài, xảy ra cả khi nghỉ ngơi hoặc do nguyên nhân bệnh lý nếu không điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

  • Thiếu máu cục bộ cơ tim.

  • Rối loạn chức năng tâm trương (giảm thời gian đổ đầy tâm thất), dẫn đến giảm cung lượng tim, suy hệ thống nội tạng, bệnh cơ tim, suy tim.

  • Ngừng tim đột ngột.

  • Tử vong.

Cách phương pháp điều trị và giảm nhẹ bệnh nhịp nhanh xoang

Cách điều trị nhịp nhanh xoang không đơn giản là chỉ uống thuốc và phẫu thuật. Để điều trị bệnh này, người bệnh cần thay đổi thói quen sống tích cực hơn để kiểm soát căng thẳng và hạn chế nhịp tim bị kích thích bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài. 

Thuốc điều trị nhịp nhanh xoang 

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc chống loạn nhịp tim như: thuốc chẹn beta, chẹn kênh calci, Ivabradin hoặc Amiodaron.

Trong đó, dùng thuốc chẹn beta có tác dụng giãn mạch máu và ức chế giải phóng các chất gây nhịp tim nhanh. Loại thuốc này phù hợp cho người bị nhịp tim nhanh, thường xuyên căng thẳng và không kiểm soát được cảm xúc. 

Còn thuốc Ivabradin dùng tốt nhất cho người bị nhịp nhanh xoang không phù hợp. Lưu ý nếu sử dụng thuốc chữa rối loạn nhịp không đúng, sai liều hay không liên tục theo chỉ định bác sĩ thì có thể gây tình trạng bệnh nặng hơn. 

Nếu sử dụng thuốc mà tình trạng nhịp xoang nhanh vẫn không cải thiện thì người bệnh sẽ được chỉ định đốt điện tim. Tuy nhiên phương pháp này có rủi ro là không tìm ra hết các ổ phát nhịp bất thường để xử lý và tỷ lệ tái phát cơn nhịp nhanh sau đốt khá cao. 

thuốc điều trị nhịp nhanh xoang

Thuốc Ivabradin thường được chỉ định cho những trường hợp nhịp nhanh xoang không rõ nguyên nhân

Thay đổi lối sinh hoạt, giảm thiểu căng thẳng 

Bác sĩ khuyến khích người bệnh thực hiện những điều sau để phòng ngừa và hạn chế sự phát triển của nhịp xoang nhanh: 

  • Không dùng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia,... vì có thể làm tăng nhịp tim. 

  • Bổ sung thực phẩm tốt cho tim mạch: trái cây, rau củ quả, sữa tách béo, ngũ cốc, và ăn cá ít nhất 2 tuần/lần. Các thực phẩm này chứa nhiều omega 3. Nên hạn chế thịt đỏ, đồ ăn và thức uống nhiều đường. Chỉ nên ăn thịt nạc, không ăn da. 

  • Thường xuyên tập thể dục: bắt đầu vận động nhẹ nhàng và tăng cường độ dần lên. Các bài tập yoga, thái cực quyền rất tốt, mỗi ngày từ 30-60 phút. Hạn chế tập luyện quá mức vì có thể làm tăng nhịp tim. 

bổ sung dưỡng chất để giảm nhẹ nhịp nhanh xoang

Bổ sung các dưỡng chất thiết yếu chính là cách để bảo vệ một trái tim khỏe mạnh

Dùng Khổ sâm giúp giảm và ổn định nhịp tim 

Khoảng vài thập niên trở lại đây, đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh lợi ích của thảo dược Khổ sâm với chứng rối loạn nhịp tim, đặc biệt là nhịp nhanh xoang. Kết quả nghiên cứu cho thấy các hoạt chất Matrine, Oxymatrine, Kurarinone, Sophocarpine trong Khổ sâm ảnh hưởng lên chứng rối loạn nhịp tim, nhịp xoang nhanh thông qua nhiều cách khác nhau như:

  • Điều hòa nồng độ các chất điện giải như Canxi, Kali, Natri về mức bình thường, từ đó ổn định được điện thế trong tim.

  • Hạn chế nhịp nhanh nhĩ nhờ vào giảm kích thích trực tiếp từ cơ tim tâm nhĩ. 

  • Ức chế giải phóng các hóc môn gây nhịp tim nhanh như Adrenaline, catecholamine giúp mạch máu thư giãn ở đối tượng bị rối loạn lo âu, căng thẳng nhiều ngày. 

dùng khổ sâm cho người bị nhịp nhanh xoang

Khổ sâm mang lại nhiều lợi ích trong điều trị rối loạn nhịp tim

Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng, Khổ sâm mang lại hiệu quả tương tự như thuốc chẹn beta nhưng không làm nhịp tim giảm quá thấp hay khiến phế quản bị co thắt. Vậy nên, cây thuốc này vẫn phù hợp với người bị phổi tắc nghẽn, người bị tim đập không đều (lúc nhanh, lúc chậm). 

Chuyên gia tư vấn nhịp nhanh xoang điều trị bằng thảo dược như thế nào

Dưới đây là tài liệu cụ thể tất cả các thông tin về nhịp nhanh xoang mà bạn có thể tham khảo để biết thêm những thông tin chuyên sâu hơn:

Nhịp nhanh xoang dù là sinh lý hay bệnh lý đều cần ngăn chặn từ sớm bằng việc dùng thuốc, kết hợp lối sống khoa học, lành mạnh  để cải thiện triệu chứng và tránh ảnh hưởng đến chức năng tim.

Thông tin nguồn:

symptoma healthline.com ecgwaves.com slideshare.net verywellhealth.com vnha.org.vn ucsfbenioffchildrens.org emedicine.medscape.com mayoclinic.org aafp.org