Nhiều người cho rằng bệnh lý tim mạch nói chung và rối loạn nhịp tim chỉ gặp ở người cao tuổi. Quan niệm này là sai lầm, hiện tại có rất nhiều người trẻ và ở độ tuổi trung niên từ 40-55 tuổi gặp tình trạng rối loạn nhịp tim rất nhiều. vậy nguyên nhân rối loạn nhịp tim ở người trẻ là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
4 nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim phổ biến nhất
Các chuyên gia nhận định tình trạng rối loạn nhịp tim, hồi hộp, trống ngực, khó thở ở người trẻ có thể do các nguyên nhân sau:
Rối loạn nhịp tim do căng thẳng, lo âu quá mức
Bình thường, nhịp tim có thể tăng lên kèm hồi hộp, trống ngực khi bạn căng thẳng hay trải qua một cảm xúc mạnh. Tình trạng này có thể biến mất sau một thời gian ngắn và sau khi bạn đã được nghỉ ngơi đầy đủ. Tuy nhiên nếu tình trạng áp lực, rối loạn lo âu kéo dài có thể trở thành bệnh lý và tác động đến hệ thống thần kinh tim, gây rối loạn nhịp tim. Người bệnh bị tim đập nhanh thường có tâm lý lo lắng, hoang mang, điều này càng làm kích thích tim đập nhanh hơn và tạo thành một vòng xoắn bệnh lý. Trường hợp này thường được gọi là rối loạn nhịp tim do rối loạn thần kinh thực vật hay còn gọi là rối loạn thần kinh tim.
Hiện nay người trẻ là đối tượng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như áp lực công việc, phải lo nghĩ về gia đình, sự nghiệp, rối loạn lo âu nên rất dễ gặp rối loạn nhịp tim do nguyên nhân này.
Căng thẳng, lo âu quá mức làm kích thích thần kinh tim dẫn đến rối loạn nhịp tim ở người trẻ
Lối sống thiếu lành mạnh gây tăng nhịp tim
Có nhiều người trẻ có lối sống thiếu khoa học như lạm dụng rượu, bia, hút thuốc lá, chất kích thích, ăn nhiều thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, thừa cân, béo phì, ngủ nghỉ thiếu điều độ, thức khuya, làm việc quá sức… Những điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch nói chung mà còn làm tăng nguy cơ bị loạn nhịp tim nói riêng.
Đặc biệt, theo Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ, tỷ lệ người trẻ hiện nay bị rung nhĩ - một dạng rối loạn nhịp tim ở tâm nhĩ đang chiếm một phần không hề nhỏ. Có 0,5% dân số thế giới ở độ tuổi dưới 40 bị rung nhĩ và tỷ lệ này sẽ ngày càng tăng lên theo độ tuổi. Những người trẻ béo phì, thừa cân, có lối sống thiếu lành mạnh như trên là đối tượng dễ bị gặp rung nhĩ nhất. Điều này làm tăng nguy cơ đột quỵ và tử vong do bệnh tim mạch ở người trẻ tuổi vô cùng nguy hiểm.
>>> Xem thêm: Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim phổ biến & lưu ý khi sử dụng
Loạn nhịp tim do tiền mãn kinh sớm
Tiền mãn kinh sớm thường xảy ra ở trước độ tuổi 40, có thể diễn ra chỉ trong vài tháng hoặc thậm chí vài năm. Khi này cơ thể người phụ nữ bị thay đổi nội tiết tố. Sự mất cân bằng, tăng giảm hormone estrogen và progesterone có thể ảnh hưởng đến dẫn truyền thần kinh. Điều này gây nên hiện tượng tim đập nhanh, hồi hộp, trống ngực, khó thở, kèm theo đó là tình trạng bốc hỏa, tăng thân nhiệt, mất ngủ về đêm.
Các nhà khoa học cũng phát hiện ra sự thay đổi hormone trong giai đoạn tiền mãn kinh sớm này có thể làm làm gia tăng tần suất và triệu chứng của nhịp nhanh trên thất, nhịp nhanh vào lại nút nhĩ thất. Trên thực tế tỷ lệ phụ nữ gặp dạng rối loạn nhịp tim này nhiều gấp đôi nam giới với độ tuổi mắc bệnh trẻ hơn.
Tiền mãn kinh sớm cũng có thể gây rối loạn nhịp tim
Các nguyên nhân khác gây rối loạn nhịp tim ở người trẻ
Ngoài các nguyên nhân phổ biến gây rối loạn nhịp tim ở người trẻ tuổi kể trên, còn một số nguyên nhân khác ít gặp như:
- Bệnh cường giáp.
- Sốt, nhiễm trùng, rối loạn điện giải.
- Chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.
- Bệnh lý di truyền và bệnh tim mạch: Hội chứng QT dài, hội chứng Wolff-Parkinson-White, bệnh tim bẩm sinh, bệnh lý van tim, bệnh cơ tim…
Với các nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim này, người bệnh cần phải được đi thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán, phát hiện và điều trị sớm, tránh những biến cố tim mạch trong tương lai.
Cách phòng ngừa và cải thiện rối loạn nhịp tim
Vì những biến chứng nguy hiểm của rối loạn nhịp tim như đột quỵ, suy tim, nhồi máu cơ tim hay ngừng tim… nên dù những người trẻ tuổi hay người cao tuổi cũng cần có nhận thức đúng và phòng ngừa sớm bệnh. Cụ thể:
Đi kiểm tra sức khỏe định kỳ
Có nhiều dạng rối loạn nhịp tim có triệu chứng nhẹ và tần suất thưa, việc đi khám sức khỏe định kỳ sẽ góp phần phát hiện và điều trị sớm các rối loạn bệnh lý này. Theo chuyên gia, đi khám sức khỏe định kỳ từ 1-2 lần/ năm là phù hợp nhất cho người trẻ tuổi.
Tự tập thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh hơn
Lối sống khoa học có thể giúp bạn tăng cường sức khỏe trái tim và phòng ngừa hiệu quả các rối loạn nhịp tim. Cụ thể:
- Tập thể dục, chơi thể thao, giảm cân nếu dư thừa cân nặng, giảm vòng bụng (dưới 102cm với nam và dưới 89cm với nữ). Các bài tập bạn có thể lựa chọn như đi bộ, chạy bộ, tập thể dục nhịp điệu, yoga…
- Kiểm soát căng thẳng bằng cách tập thiền, tập hít sâu thở chậm, dành thời gian cho bản thân như đọc sách, nghe nhạc, du lịch…
- Tránh làm việc gắng sức, thức khuya, ăn quá khuya…
- Không nên lạm dụng rượu, bia, hạn chế hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích khác.
- Áp dụng chế độ ăn lành mạnh, tốt cho tim: Ăn nhạt, hạn chế tiêu thụ đường, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi và các loại thực phẩm giàu kali như cà chua, chuối, bơ, khoai lang, khoai tây, các loại hạt đậu. Nên ăn nhiều cá, thịt gia cầm và hạn chế thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ.
Chế độ ăn nhiều cá biển tốt cho hệ tim mạch
>>> Xem thêm: 5 Nhóm thực phẩm "vàng" cho người rối loạn nhịp tim
Dùng thảo dược hỗ trợ ổn định nhịp tim, phòng ngừa các rối loạn nhịp tim
Bên cạnh các cách phòng ngừa và cải thiện rối loạn nhịp tim kể trên, xu hướng mới hiện nay là sử dụng thêm các loại thảo dược đã được nghiên cứu khoa học chứng minh giúp ổn định nhịp tim và tăng cường sức khỏe tim mạch.
Những loại thảo dược tốt cho tim có thể kể đến như Khổ sâm, Đan sâm và Hoàng đằng.
Trong đó Khổ sâm có chứa hai hoạt chất sinh học chính là matrine và oxymatrine được nghiên cứu tại Đại học Y Dược Bắc Kinh (Trung Quốc) với công dụng giúp ổn định nhịp tim theo đa cơ chế:
- Điều hòa điện thế màng tế bào cơ tim, giúp ổn định tính dẫn truyền điện tim.
- An thần, giảm kích thích cơ tim, ổn định thần kinh tim.
- Thư giãn mạch máu, tăng lưu lượng máu đến nuôi tim, bảo vệ chức năng tim.
Khi Khổ sâm được kết hợp thêm Đan sâm, Hoàng đằng còn giúp tăng cường tác dụng khắc phục các nguyên nhân rối loạn nhịp tim khác nhau. Vì thế mà bộ 3 thảo dược này có hiệu quả tốt giúp giảm triệu chứng với rất nhiều dạng rối loạn nhịp tim như rối loạn thần kinh tim, ngoại tâm thu, rung nhĩ, nhịp nhanh thất, cuồng thất…
Khổ sâm - Thảo dược vàng hỗ trợ ổn định nhịp tim
Ứng dụng những ưu điểm của các thảo dược giúp ổn định nhịp tim, hiện nay đã có sản phẩm thảo dược dành cho người bị rối loạn nhịp tim có chứa thành phần Khổ sâm, Đan sâm, Hoàng đằng. Bạn hãy tham khảo sử dụng hằng ngày, kết hợp với các biện pháp thay đổi lối sống kể trên để giúp giảm triệu chứng tim đập nhanh hồi hộp, trống ngực, bồn chồn, lo âu, ngăn biến chứng, bảo vệ sức khỏe tim mạch hiệu quả bạn nhé.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về bệnh lý rối loạn nhịp tim và cách điều trị, bạn hãy gọi ngay về tổng đài 0981238219 để được các dược sĩ tư vấn.
Tài liệu tham khảo:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4398952/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3066817/
https://www.webmd.com/heart-disease/atrial-fibrillation/atril-fibrillation-younger-people
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK558923/